Đường dài của các đội khi đối phó với COVID-19

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là “đường dài”, như cách nói của các nhà quản trị bóng đá. Mới đây, những nhà làm bóng đá Malaysia nhắn nhủ: “Trong và sau mùa dịch COVID-19 này, còn CLB thì cầu thủ còn có công ăn việc làm”.

Các nhà làm kinh tế bóng đá Malaysia cũng kêu gọi sự tự nguyện giảm lương của cầu thủ và các thành viên đội bóng để đôi bên cùng gánh vác thiệt hại do nạn dịch COVID-19. Họ nhấn mạnh: “Nếu đơn giản chỉ nhìn vào tình hình hiện tại thì chuyện giảm lương của mỗi thành viên chẳng mang ý nghĩa nhiều. Nhưng nếu tính đường dài thì lại là chuyện lớn. Một CLB nếu cứ gồng mình chơi đẹp, không cần giảm thiệt hại từ các cầu thủ tự nguyện giảm lương đến một lúc nào đó sẽ gãy thì mọi chuyện vực lại hay cứu đội bóng đã quá muộn.

Cũng đã có rất nhiều ý kiến tranh luận và nêu ra sự khác biệt bóng đá Đông, Tây.

Những ông chủ đội bóng nếu vững vàng trong và sau mùa dịch thì đội bóng mới vững. Ngược lại thì nhiều đội sẽ điêu đứng. Ảnh: CTV

Ở châu Âu, lương cầu thủ một tháng có thể nuôi họ ở không ăn một năm, còn ở Đông Nam Á, Việt Nam mọi chuyện rất khác, mức thu nhập hằng tháng của họ chỉ có thể nuôi sống gia đình, chút ít dành dụm mà thôi. Thế nên giảm lương sâu thì lấy gì trang trải cho bản thân và gia đình.

Thực tế ở châu Âu, ngoài những CLB giàu có là hàng ngàn CLB hạng dưới, nghèo… cũng sống dở chết dở.

Những CLB có giới chủ là những tỉ phú Trung Đông, bề ngoài trông có vẻ bền vững, chịu đựng được qua cơn đại dịch nhưng những CLB khác thì đã ngấm đòn trong mùa dịch rồi.

Hơn một tháng trước, nhiều CLB Malaysia cũng tuyên bố cứng “không giảm lương cầu thủ” nhưng sau đó thì hối hận với tuyên bố này. Khi mà phản ứng dây chuyền, doanh nghiệp nghỉ, xuất nhập khẩu hàng hóa không được, không sản xuất được hàng hóa bán ra… ảnh hưởng đến chính nhà tài trợ dẫn đến nợ tài trợ hoặc không giải ngân được những gói tài trợ. Từ đó, CLB nợ lương cầu thủ, tài chính suy kiệt dần, nhất là trong mùa dịch không hoạt động, không bán vé, không nguồn thu nhưng chi thì vẫn phải chi.

Với bóng đá Việt Nam, thực chất phần nợ này càng lớn hơn vì đa phần CLB lệ thuộc vào phần chi của ông chủ. Mà những ông chủ suốt thời gian dài ảnh hưởng dịch COVID-19, mọi hoạt động của doanh nghiệp trì trệ, dự án, đất vàng đều đóng băng… thì lấy gì xoay vòng chi cho đội bóng.

Nguy hiểm cho các CLB là đường dài khi sức chịu đựng thì có hạn.


Nguồn: Báo PLO

Tạp chí Kinh tế toàn cầu - Trang tin điện tử tổng hợp Kinh tế, Kinh doanh, Tiền tệ, tài chính, văn hóa xã hội

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm