Hành trình từ cậu bé sửa giày đến tỷ phú của Nan Cunhui

Kể từ sau mở cửa kinh tế thị trường, thành phố Ôn Châu nổi danh với tám 'vị vua' đứng đầu tám ngành công nghiệp. Sau này, sự xuất hiện của Nan Cunhui và Chint Group đã viết nên huyền thoại lẫy lừng không chỉ cho thành phố mà còn cả đất nước.

Nan Cunhui, tỷ phú sáng lập tập đoàn điện hạ thế Chint Group danh tiếng.

Đến với nước Đức, khách du lịch có dịp được sải bước trên "Đại lộ Chint" ở Frankurt, một thị trấn công nghiệp lớn tại châu Âu nhưng ít ai biết rằng đây là con đường đầu tiên được đặt theo tên một công ty Trung Quốc.

Xuyên suốt hành trình 30 năm phát triển, Chint Group đã trở thành nhà sản xuất thiết bị điện nổi tiếng thế giới. Tài sản của tập đoàn này đã tăng từ 50.000 Nhân dân tệ lên gần 90 tỷ Nhân dân tệ với doanh thu khủng hàng năm. Số lượng nhân viên cũng theo đó tăng theo cấp số nhân từ vỏn vẹn 8 người lên hơn 30.000 nhân sự, hoạt động kinh doanh tại hơn 140 quốc gia và khu vực.

Nan Cunhui, tỷ phú sáng lập Chint Group sinh ra ở Liushi những năm 1963, vào thời điểm đó, đây không phải là một thành phố mà chỉ là thị trấn nhỏ với bán kính chưa đầy 10 km vuông. Ông là con cả trong gia đình có cha vừa làm nông vừa làm nghề sửa giày và gia đình luôn trong tình cảnh nghèo đói. Như bao đứa trẻ nhà nông khác, Nan giúp gia đình hái rong, hái lúa cho đến năm 1976, cha của Nan bị gãy xương bàn chân phải trong quá trình lao động và không thể làm việc được nữa. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai cậu bé khi đó chưa tốt nghiệp cấp ba và phải bỏ học về quê.

Để duy trì sinh kế, Nan Cunhui học cách sửa giày và lang thang khắp các con phố tìm khách. Có lẽ chẳng ai có thể tin được một thợ sửa giày sẽ gây dựng cơ nghiệp quốc doanh lẫy lừng trong nay mai. Dần dần, có lượng khách quen ổn định, Nan có thể kiếm 8-10 Nhân dân tệ một ngày nhờ sửa giày, gần 2-300 tệ một tháng đủ để nuôi gia đình nhưng ông không hài lòng với thực tại. Cũng trong những ngày tháng đó, Nan Cunhui rất ngưỡng mộ những người bán hàng đồ điện đến sửa giày và chìm đắm trong những câu chuyện làm giàu kiếm hàng triệu tệ. Ấp ủ giấc mơ, Nan bàn với cha về việc đổi nghề nhưng bị phản đối gay gắt.

Không từ bỏ, Nan hợp tác với bốn người nữa tự tìm tòi, mua sắm linh kiện và lắp ráp thành phẩm rồi bán ra thị trường. Sau một tháng, ông chỉ kiếm được tổng vỏn vẹn 35 tệ, tức chưa đến 10 tệ một người. Lúc này, khu vực thành phố Ôn châu, Liushi có tám "vị vua" gồm: "Vua Ốc vít", "Vua dây cuộn", "Vua phần cứng", "Vua đầu tư", "Vua ngành thợ mở", "Vua thiết bị điện", "Vua hợp đồng" và "Vua hàng secondhand". Họ là những người đầu tiên tại địa phương, thậm chí trên cả nước được "nếm trái ngọt" của kinh tế thị trường.

Năm 1984, thị trường thiết bị điện hạ thế ở Liushi hồi sinh. Tháng 7 năm đó, Nan Cunhui lúc đó 21 tuổi tìm kiếm người đồng hành khác và đăng ký thành lập "Qiujing Switch Factory", chính thức mở ra con đường khởi nghiệp mới.

Kế đó, Nan Cunhui thành lập liên doanh Chint Electric Co., Ltd tại Ôn Châu, trở thành công ty số một trong ngành điện hạ thế của Trung Quốc. Tập đoàn Chint hiện đang trên con đường trở thành "nhà cung cấp giải pháp năng lượng thông minh hàng đầu thế giới, phát triển năng lượng điện an toàn hơn, xanh hơn, tiện lợi và hiệu quả"./.

Nguồn: https://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/hanh-trinh-tu-cau-be-sua-giay-den-ty-phu-cua-nan-cunhui-40877/

Tạp chí Kinh tế toàn cầu - Trang tin điện tử tổng hợp Kinh tế, Kinh doanh, Tiền tệ, tài chính, văn hóa xã hội

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm