Trò chơi Team Building cho học sinh tiểu học: 5 trò chơi phổ biến nhất
Trong các chuyến đi thực tế, dã ngoại theo trường, lớp thì các trò chơi team building là điều không thể thiếu. Với lứa tuổi tiểu học, các trò chơi tập thể này không chỉ giúp các em khoẻ hơn, giảm stress mà còn có thêm được nhiều bài học ý nghĩa.
Dưới đây là Top 5 trò chơi team building thường được lựa chọn chơi nhiều nhất dành cho lứa tuổi tiểu học.
Trò chơi “Đôi hài vạn dặm”
Dụng cụ cần chuẩn bị: Các đôi hài được làm từ thanh ván bằng gỗ, dài 1,2 – 1,6m có quai đeo cho các thành viên hoặc dây cầm hỗ trợ như hình minh họa và cờ hiệu chiến thắng.
Cách chơi: Ban tổ chức chia làm nhiều đội với số lượng thành viên bằng nhau. Khi chơi, tất cả các thành viên trong đội cùng xỏ chân vào đôi hài và di chuyển thật nhanh từ vạch xuất phát tới đích. Sau khi nhận cờ hiệu và đem trở về cho nhóm tiếp theo, nhóm thứ hai sẽ tiếp tục di chuyển và lấy cờ hiệu trở về cho nhóm 3;4;5… Sau khi kết thúc thời gian quy định, đội nào có nhiều cờ hiệu hơn đội đó sẽ dành được chiến thắng.
Ý nghĩa trò chơi: Trò chơi “Đôi hài vạn dặm” thể hiện sự gắn kết, nhịp nhàng, hiểu nhau và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Tham gia trò chơi cũng là cách giúp cho các bạn nhỏ có thêm tinh thần tập thể và phối hợp cùng nhau một cách ăn ý.
Trò chơi “Bịt mắt gõ chiêng”
Dụng cụ: Một cây gậy nhỏ, dây bịt mắt, chiêng nhỏ và cây sào.
Để thực hiện, ban tổ chức sẽ dựng giữa sân hai chiếc cột cách nhau từ 5 – 7 mét, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo chiêng.
Cách chơi: Chia thành các đội chơi tùy theo số lượng học sinh tham gia. Người chơi chính sẽ bị bịt mắt, sau đó cầm cây gậy nhỏ và đi theo sự chỉ dẫn của “khán giả” hoặc đồng đội. Sau khi tiến tới vị trí chiếc chiêng treo, người chơi sẽ dùng sự phán đoán, khéo léo của mình và đập vào chiếc chiêng. Đội nào đập được nhanh, nhiều sẽ là đội dành chiến thắng.
Ý nghĩa của trò chơi: Trò chơi “Bịt mắt gõ chiêng” giúp các em rèn luyện sự thăng bằng, khéo léo và tính đồng đội.
Trò chơi “Nhảy bao bố”
Dụng cụ: Số lượng bao bố đủ cho số lượng người chơi
Cách chơi: Các thành viên trong cùng một đội xếp lần lượt theo hàng dọc. Sau khi mỗi người đã “chui” vào trong chiếc bao bố và đứng cố định, người đầu tiên sẽ tiến lên vạch xuất phát. Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích, lúc này người thứ hai sẽ bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng.
Ý nghĩa của trò chơi: Trò chơi “Nhảy bao bố” giúp các em rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhạy và tinh thần đồng đội rất cao.
Trò chơi “Nhảy sạp”
Chuẩn bị: Số lượng chẵn các dài 2 m và hai thanh tre lớn để làm thanh kê
Cách chơi: Chi làm các đội, các bé sẽ nhảy sạp nhảy qua các thanh tre, cố gắng nhảy sao cho không đụng vào các thanh tre và hát theo các bạn. Trẻ nhảy lần lượt qua các cặp thanh tre và nhảy được ra ngoài, sau đó quay trở lại điểm xuất phát và chờ lượt chơi tiếp theo của mình.
Sau khi kết thúc, đội nào có ít người vi phạm nội quy nhất sẽ là đội giành chiến thắng.
Trò chơi “Kéo co”
Dụng cụ cần chuẩn bị: Dây thừng, dây buộc phân định
Cách chơi: Ban tổ chức chia làm 2 đội chơi hoặc nhiều hơn 2 đội tương ứng. Sau khi xếp hàng vào các vị trí, các đội chơi sẽ tiến hành dùng sức và kéo sợi dây về phía đội mình. Đội nào có sức khỏe bền bỉ và kéo đc lá cờ trên dây về phía mình sẽ là đội dành chiến thắng.
Ý nghĩa của trò chơi: Trò chơi kéo co giúp rèn luyện sự bền bỉ, kiên trì của tất cả thành viên trong đội chơi.
Trên đây là 5 trò chơi phổ biến nhất, được lựa chọn nhiều nhất trong các hoạt động team building dành cho học sinh tiểu học. Ngoài những trò chơi kể trên thì những cuộc thi tập thể khác như bịt mặt bắt dê, bắt trạch trong chum, bắt cá trong đầm hay bánh xe kỳ diệu cũng là gợi ý mà các bạn có thể tham khảo.
Dưới đây là một vài hình ảnh thú vị từ các trò chơi team building dành cho học sinh tiểu học đã được tổ chức tại Detrang Farm – Nông trại giáo dục đầu tiên theo mô hình thực nghiệm.
Trò chơi đá bóng
Nguồn: Detrang Farm